Geisha, xưởng sản xuất Kimono lâu đời nhất, Maiko, lễ hội Aoi… bạn đã từng nghe qua những cái tên này chưa nhỉ? Nếu chưa thì xin bật mí, đó chính là những điều thú vị khởi nguồn từ Kyoto đó ^^ Nếu hỏi mình chọn điểm đến là đâu khi đi du lịch Nhật Bản thì mình xin mạnh dạn chọn Kyoto nhé! Vốn là cố đô của Nhật xa xưa nên Kyoto có một bề dày lịch sử kể một tháng không hết! Chưa nói là nếu muốn tìm hiểu nền văn hóa xứ Phù Tang chuẩn nhất thì chỉ có thể là đến Kyoto mà thôi. Tuy nhiên, lần này mình muốn share riêng về một thứ mà mình cực kì tâm đắc ở xứ cố đô này: đồ ăn. Cùng tìm hiểu đi Kyoto ăn gì nhé!
Kyoto cách khá xa Tokyo, khoảng gần 500km lận nên đi tàu JR là tiện nhất. Tương tự như khoảng cách địa lý, ở Kyoto có những món ăn không thể tìm thấy ở Tokyo luôn. Đoán xem 🙂
Ramen
Cả nước Nhật ở đâu cũng có món mì ramen chân truyền cả. Tuy nhiên, mỗi vùng lại có công thức chế biến mì riêng, đem lại hương vị đặc trưng không lẫn với các vùng khác. Kyoto cũng vậy ^^
Nếu có dịp đến thăm thủ phủ Kyoto thì đừng quên dành bụng cho một bát mì ramen gia truyền nhé. Người Nhật nổi tiếng bởi sự tinh tế, tỉ mỉ, đầu tư trong từng hành động thì từng bát mì ramen trao đến tay thực khách cũng hội đủ các yếu tố này.

Nổi tiếng bậc nhất có lẽ là cái tên chuỗi nhà hàng chuyên ramen Tenkaippin. Đây là cái tên gạo cội với món ramen Kotteri đặc trưng, sợi mì dày và dai, nước dùng được hầm với xương gà trong nhiều giờ nên hương vị ngọt thanh dễ chịu. Mình được nghe bảo là những đầu bếp chế biến mì tại đây phải tuân thủ đúng ngặt thời gian hầm xương mới cho ra nồi nước dùng đúng chuẩn, ít hay nhiều giờ hơn đều fail cả. Đúng là Nhật ~~

Bonus thêm cho bạn nào là tín đồ của mì ramen thần thánh thì hãy thử ăn mì “bốc lửa” ở quán Menbakaichidai nữa nha. Quán này không nổi tiếng bằng Tenkaippin nhưng riêng cá nhân mình thì mình thích quán này hơn hí hí 😀
Ăn mì ở đây khá là mạo hiểm nhé. Sau khi book chỗ trước (phải book nhé vì số lượng khách ghé ăn cực kì đông, không book là không có cửa đâu ạ!), bạn phải ngồi đúng vào vị trí đã chọn. Người đầu bếp sẽ bày bát mì ra trước mặt bạn, sau đó dùng đôi tay lão luyện đổ lửa vào bát?!?! Fire, fire, fire hohoho!!!

Bạn tin được không, bát mì bốc lửa y như làm xiếc vậy đó, thế mà thức ăn bên trong không hề bị cháy khét nhé nhưng bù lại tiếng reo hò khoái chí của thực khách càng làm tăng độ sung sức khi thưởng thức =)))

Lưu ý 1: Bát mì ở đây có rất nhiều hành, phải nói là hành xanh lè cả bát luôn đấy vì phải có chúng thì lửa mới bốc lên đẹp được. Bạn nào anti hành lá thì nên cân nhắc~~

Lưu ý 2: Khi ăn mì ramen Menbakaichidai bạn nữ phải buộc tóc cao, gọn gàng để tránh bị lửa thiêu rụi haha =)) Ngoài ra khi vào quán, các nhân viên phục vụ sẽ choàng cho bạn một chiếc tạp dề rộng phùng phình y như đi cắt tóc vậy á. Những chiếc tạp dề này sẽ bảo vệ bạn khỏi dầu mỡ và những tia lửa vô tình :v :v :v
Thú vị cực kì, nhớ ghé ăn nhoa <3 <3 <3
Soba
Ok, lạc vào xứ sở các loại mì rồi thì tranh thủ thử cả mì soba ở Kyoto nữa nhé!
Cũng là một món mì truyền thống, mì soba rất healthy và balance vì được chế biến từ kiều mạch, giàu dinh dưỡng và dễ ăn. Đi kèm với mì soba thường có tempura hoặc sushi, tất cả tạo thành một set ăn mang tinh túy và tâm hồn xứ sở Phù Tang.

Không khó để tìm thấy những tiệm bán mì soba trên khắp nước Nhật, nhưng để thưởng thức được hương vị truyền thống và lâu đời nhất thì chỉ có thể là ở thủ phủ Kyoto mà thôi. Một trong số những quán mì soba có tiếng nhất Kyoto chính là Honke Owariya – nơi nhận được nhiều review và rating 5* nhất của giới hoàng gia Nhật Bản. Quá xịn luôn (y)

Thành phần góp mặt trong từng bát mì sẽ có: trứng, rong biển, củ cải, hành, nấm… toàn nguyên liệu thân thiện với vóc dáng và làn da không thôi. Cưng ghê =))) Tương tự như các món mì khác ở Nhật, nước dùng vẫn là thứ được đầu tư công phu nhất, đảm bảo chuẩn chất lượng nhất của tất cả các đầu bếp chế biến mì.

Mì soba có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon. Nếu bạn đi Kyoto vào mùa thu thì sẽ được thưởng thức bát mì ngon nhất năm luôn, vì đó chính là khoảng thời gian sau vụ mùa thu hoạch kiều mạch ^^
Mỗi bát mì soba có giá từ 500 – 1.000 yên cho “hạng phổ thông” và 1.000 – 1.500 yên cho “hạng thương gia” nhé =))
Chirimen Sansho
Món này lạ nè. Ngon hay không thì còn tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người cảm nhận nhưng độ lạ lùng thì chắc chắn nhé. Nên thử cho biết khi đi Kyoto!

Chirimen Sansho không giống những món ăn tiếng tăm khác, nó là một loại thực phẩm chuyên ăn kèm với cơm trắng, giống kiểu dưa muối hay chà bông ở nước mình ấy. Ăn riêng thì sai lắm nhưng kết hợp với bát cơm thơm phức thì lại rất là hao cơm luôn.

Mới đầu nhìn vào bát cơm, mình chỉ thấy Chirimen Sansho trông như khô gà rải lên cơm vậy á! Chúng là một nhúm nhỏ gồm những sợi ngăn ngắn màu vàng, trên mỗi sợi có 2 cái chấm màu đen. Hỏi phục vụ mới té ra những cái chấm đen bé tí hon đấy chính là những cặp mắt và mỗi sợi ngăn ngắn kia chính là một con cá 🙂 Ồ quaoooo, that’s cú lừa mà =))))

Đây là loài cá mang tên Chirimen được người dân chài lưới đánh bắt, sau đó sơ chế và trộn với hạt tiêu sansho cho ra một món ăn kèm với cơm cực ngon này. Giờ thì mình đã hiểu cái tên “Chirimen Sansho” từ đâu ra =))

Nama-fu
Đi Nhật mà nghe “fu” “fu” khi nói về món ăn thì biết ngay người ta đang bàn về món đậu phụ đó hihi ^^
Đậu phụ ở Kyoto thì ngon miễn bàn rồi. Nhờ có nguồn nước sạch để chế biến mà miếng đậu ra lò cực kỳ thơm, đậu phụ chắc nịch có vị béo bùi và ngọt thanh dễ chịu. Dường như làm đậu phụ đã trở thành một nghề gia truyền nên ngoài việc sử dụng máy móc, người dân vẫn duy trì cách làm đậu phụ thủ công để giữ nguyên hương vị truyền thống lâu đời.

Nếu bạn là fan đậu phụ thì nhất định phải ăn thử món này ở Kyoto, cố đô cơ bản đã mang đậm hương vị truyền thống thì đậu phụ sản xuất tại đây cũng ngon nhất nhì cả nước luôn rồi. Ngoài ra nếu bạn thuộc số ít kén ăn, không hảo đậu phụ hoặc đối với thực khách Tây phương thì tại Kyoto còn chiêu đãi cả đậu phụ bơ nữa đó ^^

Yatsuhashi
Yatsuhashi là tên một loại bánh ngọt phổ biến nhất ở Kyoto. Tuy chỉ là bánh ngọt nhưng đằng sau mỗi chiếc bánh là cả một câu chuyện lịch sử gắn với thủ phủ Kyoto.
Chiếc bánh yatsuhashi được sáng tạo ra bởi tay của một nhạc sĩ sống ở thời Edo. Ông tạo ra những chiếc bánh có hình tam giác trông giống như món hoành thánh chiên của nước mình vậy đó, nhân đậu đỏ bên trong được bao bọc bởi lớp bột bột gạo và bột quế rất thơm. Hình dạng tam giác này được khơi nguồn cảm hứng từ khuông trên cây đàn Koto – loại nhạc cụ truyền thống gắn liền với đam mê chơi nhạc của ông. Sau khi ông qua đời, để tỏ lòng biết ơn người nhạc sĩ có tâm và có tầm này, người ta quyết định gọi món bánh này là Yatsuhashi – tên của ông đó <3 <3

Ngày nay, bánh yatsuhashi được chế biến chủ yếu từ các nguyên liệu như bột nếp, bột quế, bột trà xanh, nhân đậu đỏ hầm, hoa sakura… Người dân Nhật Bản thường nhâm nhi những chiếc bánh yatsuhashi như một món tráng miệng hoặc phổ biến hơn là trong những buổi trà đạo. Kyoto có vùng Uji nổi tiếng nằm trong top “tam đại danh trà” của cả Nhật Bản nên ăn bánh uống trà ở đây là chuẩn bài nhất. Lớp vỏ bánh khi ăn sẽ dẻo và mềm, còn nhân đậu bên trong thì thơm ngọt ngào.

Mình cực thích màu sắc của lớp vỏ bánh, có màu xanh lá, hồng, vàng hoặc trắng…tông màu pastel ấy hihi. Các đầu bếp bảo rằng những màu sắc xênh đẹp ấy đại diện cho sắc màu của cỏ cây, hoa lá bốn mùa tự nhiên. Khi nhâm nhi cùng với trà, vị ngọt của bánh tan đều trong miệng mang ý nghĩa sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, “thiên thời địa lợi nhân hòa” đấy. Dễ sợ chưa =))

Nói gì thì nói, mình vẫn rất khâm phục nền ẩm thực của xứ sở Phù Tang! Thật sự tinh tế, mỗi món ăn dường như chứa đựng cả một nền văn hóa và đặc trưng con người nơi đây. Món bánh thơm ngon này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, để thưởng thức được chiếc bánh Yatsuhashi chuẩn vị truyền thống nhất thì chỉ có thể là đến Kyoto thôi hihi ^^
Ăn vặt với các loại bánh đường phố Kyoto
Tiếp theo sau đây, mình muốn share với các bạn 2 món ăn vặt đường phố thơm ngon, bổ dưỡng với hương vị mới lạ của riêng Kyoto. Nói sao nhỉ, đến Kyoto rồi mà lỡ bỏ qua 2 món này là chỉ còn cách… mua lại vé máy bay, đi thêm 1 chuyến nữa để ăn cho bằng được luôn ó =))
No 1: Bánh Doughnut sữa đậu nành
Chưa ăn đã thấy cái mùi béo béo ở đây rồi đó ~~ Nhưng mà ăn 1 cái bánh thì không có lên 1 kí đâu mà lo hehe! Bánh này nếu ăn vào mùa lạnh ở Kyoto thì sướng tê người ~~
Loại bánh này có lớp vỏ khá giòn, bên trong lại khá mềm và khá dai. Vị sữa đậu nành thì thơm béo khỏi bàn rồi, đã bảo cứ nhắc tới Kyoto thì đừng quên mấy loại đậu mà, thơm cực! Nhưng mà được cái là vị ngọt thanh chứ không ngọt gắt nên dễ ăn lắm nè.

Bánh này phải ăn nóng mới ngon nhé, đừng có mua mấy cái bánh làm sẵn gói sẵn vì chúng nguội đi rồi thì mất hết nét tinh hoa! Tốt nhất là mua bánh mới được vớt từ chảo dầu ra, nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Nhai phát nào phê phát đó, từ từ cảm nhận lớp vỏ bánh tan ra trong miệng rồi đến lớp nhân thơm mùi đậu Kyoto. Thiệt chứ, nhắc thèm chảy nước miếng :((

Mà phải mua bánh đúng tiệm Fujino ở chợ Nishiki mới ngon best nhé. Hoặc ít nhất là phải ăn ở Kyoto, chứ không ra mấy chỗ khác thì ăn doughnut fake là cái chắc =))
No 2: Bánh bông lan nghìn lớp
“Uis Việt Nam chắc không có bánh bông lan hay gì mà phải tốn tiền qua Nhật ăn mới chịu?”, “Ở nhà ăn bông lan nghẹn muốn tắt thở chưa tởn hay sao mà còn lết xác qua bển ăn hả chời?”…
Èo, đó là những câu hỏi mình bị complain khi kể với đồng bọn rằng mình đi Kyoto ăn… bánh bông lan! Nhưng mà sai rồi nha, bánh bông lan ở Kyoto không đơn thuần là món bánh ngọt chống đói đâu à nghen, từ lâu nó đã trở thành một đặc sản với cái tên “Bánh bông lan nghìn lớp”.

Không đùa đâu, bánh bông lan nghìn lớp chính là một trong những món không thể bỏ qua ở cố đô Kyoto đấy. Khắp các ngõ ngách đều có tiệm bán loại bánh này, đặc biệt tập trung ở khu phố cổ Gion. Mình không có rảnh để đếm xem nó đủ 1000 lớp không haha, bởi vì lúc bánh được trao tay thì mình đã không cưỡng lại nổi sức hút của chiếc bánh, chỉ muốn cắn ngay một miếng mà thôi 🙁 Những lớp bánh được cuộn tròn lại như vỏ ốc vậy, xen kẽ nhiều màu bắt mắt. Lớp nào rõ vị của lớp đó luôn nhưng khi quyện vào nhau thì lại hòa hợp không tưởng.

Vị bánh ngọt thanh, lớp kem tươi có vị béo nhưng vừa phải không làm mình ngán, bánh mềm mịn khỏi bàn rồi, tan ngay trong miệng và điểm cộng bự đùng là không làm mình mắc nghẹn =)) Bởi zậy nên quất liền mấy cái, hỏi sao đi Nhật về không dám bước lên cân 🙁 Mình đi Kyoto siêu tiết kiệm, săn vé bay rẻ và chỗ ở thì tham khảo những chỗ bình dân thôi, để dồn tiền ăn cho đã mấy món như này đó =))

Bánh khi mua take away sẽ được gói trong hộp giấy, design mẫu mã thanh lịch và thân thiện với môi trường hí hí. Mỗi hộp bánh có giá từ 1.000 yên trở lên, nếu bạn đảm bảo được vận chuyển về nhà an toàn, không bị méo mó vỏ hộp thì mua bánh bông lan nghìn lớp về làm quà Kyoto là best luôn đó!

Nếu bạn đang hoặc sẽ có kế hoạch xin visa Nhật để đi du lịch Kyoto thì nghiêm túc đề nghị note ngay những món ăn này lại và thưởng thức nhé. Mỗi quốc gia đều có nền ẩm thực riêng, đặc biệt là cố đô Kyoto với bề dày lịch sử đáng kính trọng thì dĩ nhiên văn hóa ẩm thực cũng phong phú không kém.
Đúng món đúng thời điểm thì thăng hoa là cái chắc, hehehe 😀
Xem thêm: Du lịch Kyoto tự túc: Hành trình 7 ngày Kyoto – Osaka – Nara – Hiroshima